Cúm là gì?
Cúm là môt chủng virus gây bệnh cấp tính đường hô hấp, gồm có các chủng cúm A,B,C. Trong đó Cúm A lại được phân thành nhiều phân nhóm (Cúm mùa như: H1N1, H3N2… Cúm gia cầm H5N1, H7N9…) và thường có động lực gây bệnh mạnh nhất.
Bệnh với các biểu hiện như sốt cao, ho, chảy mũi, đau cơ, thường tự giới hạn trong vài ngày đến 1 tuần, tuy nhiên có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi nặng, viêm cơ tim…(thường xuất hiện trên các đối tượng có nguy cơ cao)
Tiêm vaccine Cúm hàng năm là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Cúm lây như thế nào?
- Cúm lây từ người sang người
- Người bị cúm có thể lây sang người khác cách xa khoảng 0.3 m.
vi-rút cúm lây lan chủ yếu bởi các giọt nhỏ khi người bị cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. - Ít thường xuyên hơn, một người có thể bị cúm bằng cách chạm vào bề mặt hoặc vật có virut cúm trên đó và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc có thể là mắt của họ.
- Vi-rút cúm có thể sống bên ngoài cơ thể khoảng vài giờ
- Cúm lây mạnh nhất vào ngày thứ nhất đến ngày thứ tư của bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể truyền bệnh cúm cho người khác trước khi bạn biết mình bị bệnh.
Mức độ chính xác của xét nghiệm chẩn đoán cúm?
- Độ chính xác của kết quả xét nghiệm cúm phụ thuộc vào: kỹ thuật làm xét nghiệm, thời gian lấy bệnh phẩm, loại bệnh phẩm
- Phần lớn các bệnh nhân được làm xét nghiệm test cúm nhanh, với độ chính xác ở mức vừa phải (độ nhạy 60-80%, độ đặc hiệu trên 90%) có kết quả sau 15-30 phút
- Tốt nhất nên lấy bệnh phẩm dịch mũi họng làm xét nghiệm từ ngày đầu cho đến ngày thứ 4, từ khi có triệu chứng.
- Nếu xét nghiệm test cúm nhanh của con bạn dương tính, phù hợp với lâm sàng (sốt, ho, chảy mũi, có nguồn lây..) –>có thể khẳng định con bị nhiễm cúm
- Nếu xét nghiệm test cúm nhanh của con bạn âm tính, nhưng con bạn có sốt, ho, chảy mũi, có nguồn lây thì chưa loại trừ được con bạn nhiễm cúmà cần làm thêm xét nghiệm PCR cúm.
Khi nào bệnh nhân nhiễm cúm cần uống thuốc kháng virus Cúm?
- Hầu hết những người bị cúm đều bị bệnh nhẹ đến vừa và không cần thuốc kháng vi-rút. Nếu bạn bị bệnh với các triệu chứng cúm, trong hầu hết các trường hợp, bạn nên ở nhà (uống đủ nước, dùng thuốc hạ sốt thông thường..) và hạn chế xúc với người khác.
- Các Trường hợp cần dùng thuốc kháng virus Cúm
1. Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao bị biến chứng như: phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ (<5 tuổi và đặc biệt là <2 tuổi), người trên 65 tuổi và những người mắc một số bệnh từ trước như bệnh phổi mãn tính (như hen suyễn), bệnh tim, tiểu đường, tình trạng ức chế miễn dịch.
2. Trẻ đang hoặc có chỉ định phải nhâp viện.
- Cần lưu ý thuốc kháng virus cúm chỉ có tác dụng tốt nhất khi được dùng trong vòng 2 ngày đầu bị bệnh
Các dấu hiệu nguy hiểm cần đi cấp cứu khi bị nhiễm Cúm?
Trẻ Em | Người lớn |
– Thở nhanh hoặc thở rút lõm. – Đau ngực – Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu đi lại). – Mất nước (không có nước tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc). – Li bì, không tương tác khi thức. – Co giật. – Sốt trên 40 độ C. – Ở trẻ dưới 12 tuần có sốt. – Sốt hoặc ho cải thiện nhưng sau đó lại bị sốt và ho lại. |
– Khó thở – Đau vùng bụng hoặc ngực dai dẳng. – Chóng mặt dai dẳng, nhầm lẫn, lơ mơ. – Co giật – Không đi tiểu. – Đau cơ nghiêm trọng. – Sốt hoặc ho cải thiện nhưng sau đó lại bị sốt và ho lại. – Tình trạng bệnh lý mãn tính trở nên tồi tệ hơn |
Sau khi bị cúm khi nào con bạn có thể trở lại lớp học?
Sau khi bị cúm, trẻ có thể trở lại trường sau khi hết sốt 1 ngày.
Con tôi bị nhiễm cúm, cháu đang ho rất nhiều?
Ho là biểu hiện rất thường gặp của nhiễm cúm, thường rất ít đáp ứng với các thuốc giảm ho thông thường. Nếu con bạn ho ở mức độ chấp nhận được, hãy tiếp tục theo dõi, ho sẽ hết dần sau vài ngày đến 1 tuần.
Nếu con bạn ho dữ dội (ho nôn trớ, khó ăn, ho mất ngủ, ho đau quặn bung..), hoặc ho kèm theo sốt nên khám lại bác sỹ.
Hà Nội 2020,
Bs. Đông
The study was presented here at the American Society of Clinical Oncology 2011 Annual Meeting priligy seratonin Lillian XBkMbCNyzUV 6 29 2022