Hút và rửa mũi đúng cách

1. Thế nào là hút mũi và rửa mũi

Đều là sử dụng dung dịch nước muối sinh lý (vô khuẩn) giúp loại bỏ dịch nhày ra khỏi mũi, nhưng sự khác biệt trong cách thức thực hiện (được minh họa bằng hình ảnh)

2. Có nên hút/ rửa mũi khi trẻ bị ngạt, xuất tiết do viêm mũi, do lạnh không?

Khác với trẻ lớn và người lớn có thể thể dễ dàng thở qua đường miệng, trẻ nhỏ thở bằng qua đường mũi là chủ yếu. Ngoài ra kích thước khoang mũi nhỏ hơn so với trẻ lớn có thể khiến em bé có vẻ bị nghẹt, ngay cả khi xung huyết hoặc xuất tiết mũi mức độ nhẹ. Miễn là em bé không có biểu hiện khó chịu và bạn cảm thấy thoải mái với cách thở của trẻ, bạn không nên quá lo lắng hiện tượng nghẹt mũi.

Trong trường hợp trẻ xuất tiết dịch mũi nhiều và hoặc xung huyết gây ngạt nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng nhiễm trùng mũi họng và khả năng bú/ nuốt của trẻ, khí đó Hút/ rửa mũi với nước muối sinh lý giúp:

  • Nhanh chóng giảm dịch nhày, giúp khai thông, thông thoáng đường thở giúp trẻ có thể thở và bú tốt hơn.
  • Loại bỏ vi khuẩn, virus khỏi mũi/xoang.
  • Giảm ho do giảm chảy dịch nhày qua lỗ mũi sau.
  • Hạn chế sử dung cũng như giảm thời gian sử dụng các thuốc tác dụng toàn thân như: kháng histamin, corticoid, kháng sinh.

 3. Hút/ rửa mũi có gây viêm tai giữa ?

Câu trả lời là không. Ngược lại theo nhiều nghiên cứu, rửa mũi đúng cách (đặc biệt chú ý là dung dịch rửa và dụng cụ rửa phải vô trùng) là một biện pháp điều trị viêm tai giữa (giảm triệu trứng, giảm thời gian dùng kháng sinh) cũng như giảm tần suất viêm tai giữa trên các bệnh nhân bị viêm tai giữa tái phát.

4. Các vấn đề khi hút/ rửa mũi

– Vấn đề nhiễm trùng: do sử dụng nuồn nước rửa mũi không đảm bảo vô trùng (nguồn nước này có thể không gây vấn đề khi uống – do dịch acid dày có thể diệt vi khuẩn) hoặc do vệ sinh không đúng cách dụng cụ hút/ rửa mũi.

– Tổn thương niêm mạc mũi do áp lực hút/ do xây sát: với các dụng cụ hút mũi trên thị trường hiện nay, áp lức ở mức chấp nhận để không gây tình trạng tổn thương niêm mạc do áp lực. Không đưa dụng cụ hút vào sâu trong mũi giúp hạn chế tối đa tình trạng tổn thương do áp lực và do say sát.

Trẻ kích thích, khó chịu, không hợp tác: dẫn tới tổn thương niêm mạc, nôn trớ, sợ hãi ở trẻ, khiến các cha mẹ lo ngại, hạn chế hút/rửa mũi cho trẻ.  Thực hành đúng, nâng cao kỹ năng, giúp hạn chế các trở ngại này.

– Mất lớp chất nhày sinh lý bảo vệ niêm mạc.

Bình thường niêm mạc mũi có lớp nhày mỏng giúp bảo vệ cũng như làm sạch các tác nhân có hại xâm nhập, do vậy trên trẻ khỏe mạnh nên xịt mũi để làm ấm và ẩm niêm mạc mũi, hạn chế việc hút/rửa mũi.
Tuy nhiên khi tình trạng viêm nhiễm hoặc ngạt xảy ra, bề mặt niêm mạc mũi là một lớp dịch lỏng không những làm mất tác dụng của lớp nhày sinh lý, mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mũi họng, hạn chế sự lưu thông khí trong đường thở gây khụt khịt khò khè thậm chí khó thở.

5. Nên sử dụng dụng cụ hút/rửa mũi nào?

Trên thị trường có rất nhiều dụng cụ, với giá thành, cách sử dụng khác nhau. Ống hút chữ U và máy tạo áp lực hút được sử dụng phổ biến nhất.
Sử dụng loại nào là phụ thuộc sự thoải mãi của bố mẹ.

6. Khi nào nên hút mũi hoặc rửa mũi cho trẻ?

– Rửa mũi cần sự hợp tác của trẻ cũng như cần nhiều kỹ năng của cha mẹ, hiệu quả mang lại có thể hiệu quả hơn trong một số tình trạng như:

  • Đang giai đoạn VA cấp kèm theo viêm tai giữa
  • Viêm VA/ viêm tai giữa dai dẳng khó điều trị
  • Viêm VA/ viêm tai giữa tái diễn nhiều đợt

– Hút mũi dễ thực hiện, hiệu quả tốt trong

  • Xuất tiết mũi do thời tiết, cảm lạnh, do viêm mũi dị ứng
  • Viêm mũi virus.
  • Cha mẹ thấy khó khăn, không thoải mãi để thực hiện rửa mũi cho trẻ

7. Quy trình hút mũi đúng cách (Các bước được minh họa bằng hình ảnh bên dưới)

Chuẩn bị:

  • Dụng cụ hút cần vệ sinh sạch
  • Làm ấm nước muối sinh lý, mức 36.5 – 37 độ (có thể dùng nước làm ấm, hoặc dùng chính nhiệt độ cơ thể của bố mẹ – để trong túi quần đang mặc)
  • Hút mũi trước ăn 15- 30 phút: giúp giảm nguy cơ nôn trớ, trào ngược, khi đường thở thông thoáng trẻ ăn dễ dàng hơn.

Tiến Hành

  • Đặt con bạn nằm xuống, với cằm hơi ngửa lên. Hoặc có thể để trẻ ở tư thế ngồi.
  • Xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý vào một bên mũi, Đợi khoảng10 giây để nước muối sinh lý làm loãng dịch nhầy trước khi tiến hành hút. Không nên đặt đầu hút vào quá sau gây tổn thương niêm mạc. Có thể lặp lại 2-3 lần nếu bạn dịch mũi còn nhiều.
  • Lặp lại với bên mũi đối diện.
  • Số lần thực hiện phụ thuộc vào tình trạng xuất tiết dịch của trẻ, khó có một con số chính xác. Hút quá nhiều lần khiến trẻ khó chịu, sợ hãi và tổn thương lớp niêm mạc cũng như mất lớp dịch nhầy sinh lý. Thông thường khoảng 3 lần là phù hợp.

Lưu ý: Cần nhỏ hoặc xịt các thuốc được BS kê (Corticoid, kháng sinh tại chỗ, thuốc giảm xung huyết…) Sau khi hút sạch dịch nhày ở mũi, khi đó các thuốc mới có hiệu quả tối đa.
Xem video tại : https://www.youtube.com/watch?v=su5Pjxywpik

8. Quy trình rửa mũi ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: Tương tự như quy trình hút mũi.

Tiến hành:

  • Để trể nằm nghiêng một bên, lúc này cần một người hỗ trợ.
  • Xịt nước muối sinh lý vào bên mũi phía trên, dùng dụng cụ hút mũi bên còn lại. thời gian khoảng 20-30 giây mỗi lần. có thể lặp lại 2-3 lần.
  • Để nằm nghiêng sang bên đối diện, thực hiện tương tự với mũi còn lại.

Xem video tại:  https://www.youtube.com/watch?v=gb0DFBEPi5k

Nguồn tham khảo;
1. Nasal Aspirators.
https://www.familyeducation.com/life/baby-toddler-health-issues/nasal-aspirators
2. How to Do a Sinus Flush at Home. https://www.healthline.com/health/sinus-flush

3. Torretta et al. Supervised Nasal Saline Irrigations in Otitis-Prone Children. Front.Pediatr,31 May 2019.

4. David King et al. Saline nasal irrigation for acute upper respiratory tract infections. International Journal of Immunopathology and Pharmacology Volume 32: 1–6

5. Chirico G, Quartarone G, Mallefet P. Nasal congestion in infants and children: a literature review on efficacy and safety of non-pharmacological treatments. Minerva Pediatrica 2014 December;66(6):549-57.

6. Nasal irrigation – is it safe?. https://healthywa.wa.gov.au/Articles/N_R/Nasal-irrigation-is-it-safe

7. How to use a bulb syringe or nasal aspirator to clear a stuffy nose. https://www.babycenter.com/baby/bathing-body-care/how-to-use-a-bulb-syringe-or-nasal-aspirator-to-clear-a-stuf_482

 

Hà Nội, 2021

Bs.Đông

144 thoughts on “Hút và rửa mũi đúng cách”

  1. Новая статья на сайте! Готовые домашние задания по математике Моро для 4 класса

    http://it-module.com.ua/club/user/95/blog/1358/

    Ответы на такие вопросы, как Что представляет собой решебник и для чего он нужен, Что содержится в сборнике и как его использовать, Где найти бесплатные ГДЗ

  2. My spouse and I stumbled over here different web page and thought I may as well check things out. I like what I see so now i’m following you. Look forward to looking at your web page for a second time.

  3. Someone necessarily lend a hand to make critically articles I might state. This is the first time I frequented your web page and thus far? I amazed with the research you made to create this actual publish amazing. Wonderful task!

  4. Appreciating the commitment you put into your website and in depth information you provide. It’s awesome to come across a blog every once in a while that isn’t the same outdated rehashed material. Fantastic read! I’ve saved your site and I’m including your RSS feeds to my Google account.

  5. Hello there, simply become aware of your blog thru Google, and found that it is really informative. I’m gonna watch out for brussels. I will appreciate in the event you continue this in future. Lots of other people shall be benefited from your writing. Cheers!

  6. Its like you read my mind! You seem to understand so much approximately this, like you wrote the ebook in it or something. I feel that you could do with some p.c. to drive the message house a bit, however other than that, this is fantastic blog. An excellent read. I’ll definitely be back.

  7. When I originally commented I clicked the “Notify me when new comments are added” checkbox and now each time a comment is added I get three emails with the same comment. Is there any way you can remove me from that service? Bless you!

  8. Разрешение на строительство — это административный документ, выдаваемый уполномоченными учреждениями государственной власти или муниципального самоуправления, который позволяет начать стройку или осуществление строительных операций.
    Разрешение на строительство назначает юридические основы и условия к строительным работам, включая дозволенные виды работ, предусмотренные материалы и способы, а также включает строительные инструкции и комплекты защиты. Получение разрешения на строительную деятельность является необходимым документов для строительной сферы.

  9. I am extremely inspired together with your writing skills and alsosmartly as with the format on your blog. Is this a paid topic or did you customize it yourself? Either way stay up the nice quality writing, it’s rare to see a nice blog like this one these days..

  10. Hi there terrific blog! Does running a blog similar to this take a great deal of work? I have virtually no knowledge of computer programming but I was hoping to start my own blog soon. Anyway, if you have any suggestions or tips for new blog owners please share. I know this is off topic nevertheless I just had to ask. Kudos!

  11. Howdy this is kinda of off topic but I was wondering if blogs use WYSIWYG editors or if you have to manually code with HTML. I’m starting a blog soon but have no coding knowledge so I wanted to get advice from someone with experience. Any help would be greatly appreciated!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *