Tiêu chảy cấp ở trẻ em, kiến thức cha mẹ cần biết
Bình thường trẻ đi tiêu bao nhiêu lần một ngày?
Phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:
-
- Trong tuần đầu tiên, hầu hết trẻ sơ sinh đều đi tiêu từ 4 lần trở lên mỗi ngày, với tính chất mềm hoặc lỏng. Việc một số bé đi tiêu 10 lần trong một ngày là điều bình thường.
- Trong 3 tháng đầu, một số bé đi tiêu từ 2 lần trở lên mỗi ngày. Một số trẻ chỉ đi tiêu 1 lần mỗi tuần.
- Khi được 2 tuổi, hầu hết trẻ đều đi tiêu ít nhất 1 lần mỗi ngày. Chúng mềm nhưng đặc hơn.
- Số lần và thời điểm đi tiêu khác nhau ở mỗi trẻ. Một số đi đại tiện sau mỗi bữa ăn, một số khác đi đại tiện mỗi ngày.
Làm sao để biết trẻ con bạn bị tiêu chảy cấp hay không?
Nó phụ thuộc vào điều gì là bình thường đối với con bạn:
-
- Đối với trẻ sơ sinh, tiêu chảy có nghĩa là đi tiêu nhiều nước hơn bình thường hoặc xảy ra thường xuyên hơn bình thường. Đối với trẻ dưới 1 tuổi biểu hiện tiêu chảy cấp khi trẻ đi tiêu nhiều gấp đôi so với bình thường (Ở trẻ sơ sinh, phân bình thường có thể có màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu. Chúng cũng có thể có những thứ trông giống như hạt trong đó)
- Trẻ lớn hơn bị tiêu chảy khi đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ em là gì?
-
- Virus là nguyên nhân hàng đầu, có thể gặp quanh năm, biển hiện chính: đi ngoài phân lỏng, nôn trớ, đau bụng, biếng ăn.
- Vi khuẩn: thường gặp trong điều kiện vệ sinh ăn uống kém, trẻ có thể sốt cao khó hạ, phân nhầy máu.
- Ký sinh trùng hoặc nấm: gặp trên trường đặc biệt do nguồn nước kém vệ sinh, hoặc có thể tình trạng suy giảm miễn dịch.
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.
- Rối loạn dung nạp đường lactose: thường thứ phát sau đợt viêm ruột.
- Dị ứng sữa bò: trẻ ăn sữa bò công thức, trẻ thường biểu hiện nôn trớ, phân nhầy máu nhưng không sốt.
Con tôi nên ăn gì và uống gì khi bị tiêu chảy?
-
- Đảm cho trẻ uống đủ nước (ORS) và các chất lỏng khác. Tốt nhất uống theo nhu cầu của trẻ, chú ý thời điểm sau mỗi lần đi ngoài, cần uống từng thìa hoặc từng ngụm nhỏ (giúp hạn chế trớ và tăng nhu động ruột), chú ý pha ORS đúng cách, nước dừa là lựa chọn khả dĩ trong trường hợp trẻ không hợp tác uống ORS.
- Tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy. Chúng thường không cần thiết và có thể không an toàn cho trẻ.
- Con bạn có thể tiếp tục ăn chế độ ăn bình thường, không tăng số lượng thức ăn trong giai đoạn đầu của bệnh (do làm tăng gánh nặng làm việc cho hệ tiêu hóa đang bị tổn thương). Nên ăn chia thành nhiều bữa nhỏ. Thực phẩm được phép bao gồm:
Thịt nạc
Gạo, khoai tây và bánh mì
Sữa chua
Trái cây và rau quả
Sữa (trừ khi trẻ có vấn đề về tiêu hóa sữa)
Con tôi nên tránh những thực phẩm và đồ uống nào?
-
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo
- Đồ uống có nhiều đường
- Đồ uống thể thao
Khi nào tôi nên đưa con đi khám bác sĩ?
-
- Phân có máu
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi và không ăn uống được bất cứ thứ gì trong vài giờ đồng hồ.
- Đau bụng dữ dội
- Mệt lả, bỏ chơi
- Mất nước. Các dấu hiệu bao gồm:
– Khô miệng
– Khát
– Không đi tiểu hoặc tã ướt trong 4 đến 6 giờ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hoặc 6 đến 8 giờ ở trẻ lớn hơn
– Không có nước mắt khi khóc
Khi nào con tôi cần điều trị kháng sinh
-
- Đa phần các trường hợp, kháng sinh sẽ không có tác dụng, không những vậy có thể làm nặng, kéo dài tình trạng tiêu chảy và có thể dẫn đến tăng phát triển vi khuẩn kháng thuốc.
- Trong một số trường hợp tiêu chảy cấp do vi khuẩn, hoặc trên cơ địa đặc biệt như suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng ….có thể con bạn sẽ phải sử dụng kháng sinh.
- Các dấu hiệu định hướng mà bác sĩ có thể cần phải kê kháng sinh như:
– Sốt cao khó hạ
– Phân nhầy máu
– Dấu hiệu mót rặnTrẻ mệt nhiều mà ko phải do sốt hay mất nước
Loại kháng sinh nào có tác dụng với trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng?
-
- Sử dụng loại kháng sinh nào còn phụ thuộc tình trạng bệnh, mô hình bệnh tật của từng đất nước, địa phương và điều kiện sinh hoạt
- Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới: Ciprofloxacin là kháng sinh lựa chọn đầu tiên cho tất cả trường hợp tiêu chảy cấp có máu.
- Các loại kháng sinh khác cũng có thể được sử dụng là Sulfamethoxazole- Trimethroprim; Azithromycin, ceftriaxone (tiêm tĩnh mạch)
Sử dụng Ciprofloxacin có an toàn ở trẻ em?
-
- Giống như tất cả kháng sinh nhóm Quilonones, Ciprofloxacine ảnh hưởng đến phát triển sụn khớp ở động vật trong giai đoạn đang phát triển. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên con người gần đây cho thấy: Ciprofloxacine an toàn ở trẻ nhỏ.
- Các tác dụng không muốn được ghi nhận – tương tự như nhiều nhóm kháng sinh khác như: đau cơ (thường thoáng qua), buồn nôn, rối loạn tiêu hóa….
Vai trò các thuốc khác?
-
- Probiotic: vai trò của probiotic còn chưa rõ ràng, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy probiotic giúp giảm thời gian đi ngoài 12-24 tiếng.
- Thuốc chống nôn trớ: sử dụng trong một số trường hợp
- Thuốc cầm ỉa: khuyến cáo không sử dụng
Tài liệu tham khảo
-
- Bruzzese at al. Antibiotic treatment of acute gastroenteritis in children. F1000Research. 2018
- Masoumi B at al. Safety Profile of Using Ciprofloxacin in Paediatrics: A Systematic Review and Meta-Analysis. Journal of Pediatrics Review.2019;
- https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diarrhoeal-disease
Hà Nội 2024, BS Đông
priligy over the counter usa Transient hyperglycemia per se did not alter plasma BCAA levels Figure 1F, indicating that even marked changes in circulating glucose levels have little effect on BCAA metabolism in the absence of concomitant elevations of insulin
Testosterone Enanthate is third most wanted injectable mass gainer on market priligy dapoxetina 30mg nos eua
I am regular reader, how are you everybody? This article posted
at this website is in fact pleasant.