Viêm dạ dày trẻ em – khi nào cần nội soi dạ dày?

Đau bụng là biểu hiện rất thường gặp ở trẻ, một trong những nguyên nhân phổ biến là viêm dạ dày do Helicobacter Pylori (HP), vậy khi nào cần nội soi dạ dày, khi nào cần xét nghiệm test thở? 

Xin được điểm qua vài nét khuyến của tổ chức tiêu hóa, gan mật, dinh dưỡng Châu Âu và Bắc Mỹ (ESPGHAN – NASPGHAN), hi vọng  các cháu được chỉ định làm xét nghiệm đúng, cũng như điều trị hợp lý.

Nhiễm HP (Helicobacter pylori) ở trẻ em.

  •  Nhiễm H. pylori phổ biến trên toàn thế giới ở mọi cá nhân, mọi lứa tuổi. Ước tính trên 50% dân số thế giới bị ảnh hưởng. Tỷ lệ còn cao hơn, mắc sớm hơn ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Sau khi mắc phải H pylor, vi khuẩn này vẫn tồn tại trong niêm mạc dạ dày, tuy nhiên có thể gây bệnh hoặc không.
  • Trẻ bị đau bụng tái phát mà không có dấu hiệu báo động rất có thể bị đau bụng chức năng mà không phải đau bụng do vi khuẩn HP, do vậy với những trẻ không có dấu hiệu cảnh báo sẽ không có chỉ định làm xét nghiệm chẩn đoán HP (bao gồm test thở, test phân và nội soi dạ dày)

Các dấu hiệu báo động (dấu hiệu gợi ý cần nội soi dạ dày)

– Đau thượng vị dai dẳng, đau ¼ bụng dưới phải dai dẳng (khác với tái diễn), gọi là dai dẳng khi triệu chứng kéo dài trên 6 tháng
– Khó nuốt
– Nuốt đau
– Nôn mửa kéo dài
– Nôn máu hoặc đi ngoài phân đen
– Giảm cân không giải thích được
– Giảm tốc độ tăng cân đáng lo ngại
– Dậy thì muộn
– Sốt không rõ nguyên nhân
– Và tiền sử gia đình mắc bệnh viêm ruột, hoặc loét dạ dày.

-> Test HP không xâm lấn (test thở, phân): có thể cho biết trẻ có đang nhiễm HP hay không, tuy nhiên không biết được vi khuẩn này có đang gây viêm loét dạ dày hay không, trong trường hợp kết quả dương tính có thể gây ra lo lắng cho cha mẹ dẫn tới mong muốn thực hiện nội soi một cách quá mức. Do đó, xét nghiệm chẩn đoán cho HP không nên được khuyến cao ở những trẻ không có dấu hiệu cảnh báo. 

–> Trước khi thử nghiệm H pylori, hãy đợi ít nhất 2 tuần sau khi ngừng giảm tiết dịch acid dạ dày và 4 tuần sau ngừng kháng sinh. Bao gồm cả nội soi và test ko xâm nhập (tets thở và test phân), vì dễ gây kết quả âm tính giả.

–> Trong quá nội soi nếu có hình ảnh viêm dạ dày, không có hình ảnh loét thì không cần điều trị thuốc diệt H.P, Lý do:
+ Rất hiếm tiến triển thành các biến chứng loét hoặc ưng thư  giống người lớn.

+ Viêm dạ dày mà không có loét thì không có triệu chứng do vậy điều trị không giảm được triệu chứng.

+ Ở trẻ em dễ bị tái nhiễm

BS. Đông

Nguồn tham khảo

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?term=8547526

https://www.naspghan.org/files/Joint_ESPGHAN_NASPGHAN_Guidelines_for_the.33.pdf

https://journals.lww.com/jpgn/FullText/2010/05000/Indications_to_Upper_Gastrointestinal_Endoscopy_in.5.aspx#pdf-link

Hà nội, 2019